DsnLaw - Hotline : 0976 228 883
Home » , » Thành lập công ty cổ phần

Thành lập công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là gì?
Khái niệm công ty cổ phần
Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp 2014 (LDN), công ty cổ phần được định nghĩa như sau:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: 
+ Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
+ Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 của LDN;
 + Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
 + CTCP có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Ưu nhược điểm của công ty cổ phần
Ưu điểm:
Đây là lựa chọn của đa phần các công ty lớn có ít nhất 03 cá nhân hoặc tổ chức góp vốn trở lên,  kinh doanh những ngành nghề đòi hỏi vốn lớn,  thực hiện lọai hình này có thể huy động vốn dễ dàng và từ nhiều nguồn và đối tượng khác nhau.
Chế độ trách nhiệm của Công ty Cp là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi ro của các cổ đông không cao.
Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề.  Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Khả năng huy động vốn  rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
Việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng,
Nhược điểm:
Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.
Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
Đặc điểm công ty cổ phần
Công ty cổ phần có những đặc điểm cơ bản, dựa vào đó  có thể phân biệt với các loại hình công ty khác.
Đặc điểm chung
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được luật doanh nghiệp điều chỉnh, vì thế công ty cổ phần mang những điểm chung của một doanh nghiệp:
Công ty cổ phần  là một tổ chức kinh tế; có tên riêng, có tài sản, trụ sở giao dịch ổn định; được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh.
Vốn điều lệ công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Vốn điều lệ công ty cổ phần chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần (Điểm a, Khoản 1, Điều 110 LDN). Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được thể hiện trong cổ phiếu. Một cổ phiếu có thể thể hiện mệnh giá của một hoặc nhiều cổ phần.
 Thành viên công ty cổ phần:
–  Cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty gọi là cổ đông (Khoản 2, Điều 4 LDN).
–  Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lương cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lương tối đa (Điểm b, Khoản 1, Điều 110 LDN).
–  Dựa trên vai trò đối với việc thành lập công ty cổ phần:
+ Cổ đông sáng lập: Là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập Công ty cổ phần (Khoản 2, Điều 4 LDN).  Công ty cổ phần  mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập.
+ Cổ đông góp vốn: là cổ đông đưa tài sản vào công ty trở thành chủ sở hữu chung của công ty.
–   Dựa trên cổ phần mà họ sở hữu:
+ Cổ đông phổ thông: là người sở hữu cổ phần phổ thông. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ đông phổ thông  (Khoản 1, Điều 113 LDN).
+ Cổ đông ưu đãi: là người sở hữu cổ phần ưu đãi. Công ty cổ phần có thể có cổ đông ưu đãi: cổ đông ưu đãi cổ tức, cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định (Khoản 2, Điều 113 LDN). Cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết (Khoản 3, Điều 117 và Khoản 3, Điều 118 LDN).
Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần: 
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Khoản 2, Điều 110 LDN). Công ty cổ phần đáp ứng đủ  04 điều kiện của pháp nhân  quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự  như sau:
Được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Chế độ trách nhiệm tài sản:
Chế độ trách nhiệm tài sản của cổ đông CTCP là chế độ trách nhiệm hữu hạn, tức là chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty mà không liên quan đến tài sản riêng (Điểm c, Khoản 1, Điều 110 LDN).
Cách thức huy động vốn:
Công ty cổ phần có nhiều hình thức huy động vốn hơn so với các doanh nghiệp khác. Các hình thức công ty huy động vốn là: chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chào bán ra công chúng (Khoản 2, Điều 122 LDN); phát hành trái phiếu (Điều 127 LDN).
Tính tự do chuyển nhượng phần vốn góp:
Cổ phần của các cổ đông được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Các cổ phiếu do công ty phát hành là một loại giấy tờ có giá. Người có cổ phiếu có quyền tự do chuyển nhượng theo quy định tại Điều 126 LDN.
Cơ cấu tổ chức quản lý ( Điều 134 LDN)
–  Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác:
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
–  Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Liên hệ tư vấn thành lập công ty cổ phần
CÔNG TY TNHH DNSLAW TIẾN LUẬT
Vpđd: 47/384 Lạch Tray, Ngô Quyền, Hải Phòng
Đ/c: 5/35/417 Đằng Hải, P.Đằng Hải, Q.Hải An, Tp. Hải Phòng
ĐT: 02252678989 **** DĐ: 0976 228 883
Zalo/Viber: 0976 228 883
Email: Tienluat.tuvan@gmail.com
Web: http://www.thanhlapcongtyhaiphong.org
Share this article :
 
Design by Thành lập doanh nghiệp Published by Thành lập công ty - Mọi thông tin trên website chỉ có tính tham khảo - Phiên bản thử nghiệm chờ cấp giấy phép